Theo đó, UBND tỉnh đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải
pháp trọng tâm sau:
Một là: Công
tác giám sát, phát hiện trường hợp mắc/nghi ngờ mắc biến thể Omicron sẽ được tập trung vào việc tăng cường rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh qua đường hàng
không, đường thủy, đường bộ có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng
phương pháp NAAT (Nucleic Acid Amplification Test), RT-PCR trong vòng 14 ngày
(kể từ ngày nhập cảnh); thực hiện
nghiêm các quy định về phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế và của tỉnh, đặc
biệt yêu cầu người nhập cảnh phải có xét nghiệm âm tính trong 2 vòng 72 giờ khi
nhập cảnh vào làm việc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cùng với đó, Phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc biến thể Omicron tại địa
bàn dân cư, cơ quan, doanh nghiệp...
Hai là: Cập
nhật thông tin về biến thể Omicron để có đánh giá đúng mức về sự nguy hiểm, chuẩn
bị các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả. Trong đó, thường xuyên truy cập thông tin từ các trang tin điện tử chính thống
như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật
Châu Âu (ECDC), Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S.CDC), Bộ Y
tế... để cập nhật tình hình và thông báo đến người dân, cộng đồng; cập
nhật và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc
gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế; tổ
chức truyền thông nguy cơ đúng mức, phù hợp và hiệu quả về biến thể Omicron đến
người dân và cộng đồng.
Ba là: Công
tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ được xây
dựng kế hoạch và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc
lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo tiến độ; tiếp
tục rà soát trên địa bàn dân cư để vận động và tổ chức tiêm vắc xin COVID-19
cho những người chưa tiêm đầy đủ, nhất là những người lớn tuổi, có bệnh lý nền,
phụ nữ có thai.
Bốn là: Kiện
toàn và triển khai đồng bộ hệ thống phòng, chống dịch các cấp để ứng phó linh
hoạt theo cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra, cụ thể: Tiếp
tục kiện toàn về nhân sự, quy trình hoạt động và triển khai hiệu quả đội đáp ứng
nhanh các tuyến đảm bảo ứng phó kịp thời đối với diễn biến tình hình dịch bệnh
trên địa bàn. Khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại tỉnh
Ninh Bình, cần tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp
xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ
nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron để kịp thời
triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập
trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1). Theo dõi, phân tích dữ liệu
theo nhóm, chuỗi người nhiễm Omicron để đánh giá mức độ lây nhiễm, mức độ nặng,
tử vong,...
Năm là: Tiếp
tục triển khai hiệu quả các Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm
COVID-19 tại cộng đồng: Tiếp tục củng
cố, nâng cao năng lực điều trị từ tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch
vụ y tế của người dân; giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ chuyển tầng, tỷ lệ tử vong
do COVID-19; củng cố năng lực điều trị bệnh
nhân COVID-19 theo phân tầng điều trị, củng cố cơ sở vật chất tại các cơ sở điều
trị bệnh nhân; các huyện, thành phố tiếp tục củng
cố, nâng cao năng lực thu dung, quản lý, điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu
chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Củng cố năng lực điều trị các Trạm Y tế lưu động, Tổ
chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và đảm bảo năng lực cung cấp oxy y
tế cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng với các cấp độ dịch; triển
khai các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ cho F0 đang cách ly điều trị trong các
khu cách ly tập trung, điều trị tại nhà (khi đủ điều kiện theo quy định) trong
tình hình dịch bệnh hiện nay và tiếp tục đáp ứng hiệu quả nếu biến thể Omicron
xuất hiện tại Việt Nam. Các địa phương chủ động phối hợp, trao đổi, chia sẻ, học
hỏi kinh nghiệm hay, các mô hình điểm để triển khai hiệu quả tại địa phương của
mình; huy động tối đa nguồn lực từ các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị -
xã hội, các tình nguyện viên để tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch lâu
dài trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài và có thể xuất hiện
thêm nhiều biến thể mới.
Sáu là: Công
tác truyền thông Tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân nâng cao
cảnh giác trước biến thể Omicron, không tụ tập đông người khi không cần thiết,
thực hiện nghiêm thông điệp 5K, tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt những
người nhập cảnh phải thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, hạn chế tiếp xúc với
người xung quanh, không ra khỏi nơi lưu trú, xét nghiệm SARS-CoV-2 khi mới nhập
cảnh theo quy định; tăng cường tuyên truyền công tác
phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng, cơ sở sản xuất
kinh doanh, khu công nghiệp đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa phục hồi, phát triển
kinh tế.
Để triển khai hiệu quả Kế hoạch, UBND tỉnh
giao Sở Y tế chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố
tăng cường giám sát phát hiện và tổ chức cách ly, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời
các trường hợp người nhập cảnh có các triệu chứng sốt, ho, đặc biệt là các hành
khách hoặc chuyến bay đến/về từ các quốc gia ghi nhận ca bệnh mắc biến chủng
Omicron, chủ động, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu giám
sát phát hiện biến thể/biến chủng mới. - Triển khai
các biện pháp giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện sớm nhất sự xuất hiện
(nếu có) biến thể Omicron tại tỉnh Ninh Bình. Phối hợp với các cơ quan chuyên
môn của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để thực hiện việc giải trình tự
gen đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron. Chỉ đạo các đơn vị
y tế thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch;
tiếp tục phối hợp UBND các huyện/thành phố để triển khai đồng bộ, hiệu quả các
hoạt động phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, Sở Y tế chỉ đạo các cơ
sở khám, chữa bệnh phải thực hiện việc phân luồng, kiểm soát người ra vào khám,
chữa bệnh, đảm bảo công tác phòng hộ cho đội ngũ y bác sỹ không để lây nhiễm
chéo dịch bệnh. Chuẩn bị khu cách ly đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang
thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân
trong mọi tình huống. Chủ trì, phối hợp
với Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tổ chức tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vắc
xin COVID-19 các đối tượng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Thường xuyên cập nhật các thông tin về tình
hình lây nhiễm biến thể Omicron trên thế giới cũng như tại Việt Nam; các bằng
chứng khoa học về khả năng lây nhiễm, khả năng đáp ứng với vắc xin và khả năng
gây bệnh của biến chủng Omicron để thông tin rộng rãi đến người dân và cộng đồng,
đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách
hiệu quả. Chuẩn bị các phương án sẵn sàng để thu dung điều trị người bệnh tầng
2, tầng 3 trong tình huống dịch bệnh tiếp tục gia tăng nhanh. Dự trù, đảm bảo đầy
đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men,... cho công tác phòng, chống
dịch trong mọi tình huống.
Đối với các sở, ngành, đơn vị, UBND các
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh căn cứ nhiệm vụ chức năng, chủ động xây dựng
kế hoạch triển khai tại đơn vị; tăng cường công tác phối hợp triển khai hiệu quả
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ứng phó với
biến thể mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chi tiết xem tại Kế hoạch số 16/KH-UBND của
UBND tỉnh.
Cổng TTĐT
tỉnh